Ắc quy khô là gì ?
Cấu tạo ắc quy khô được phân biệt như sau: chúng vẫn dùng các bản cực bằng PbO2 và Pb với điện môi H2SO4 nhưng được trữ ở dạng keo sệt (gel).
- Ưu điểm của loại ắc quy này là chúng không gây mùi khó chịu khi nạp điện, không gây chảy axit khi bị vỡ, có thể hoạt động ở các vị trí đặt khác nhau.
- Nhược điểm là chế độ nạp khắt khe và không chịu được quá nạp (khi nạp loại này chỉ được nạp với dòng nhỏ hơn 1/20 dung lượng), nếu thường xuyên quá nạp loại ắc quy này thì tuổi thọ của chúng sẽ giảm rất nhanh.

So sánh ắc quy khô & nước
Ắc quy kín khí
Cách phân biệt đơn giản nhất của ắc quy kín khí là chúng thường có một cảm biến (có người gọi là mắt thần) màu xanh hoặc nền xanh nhân đỏ và phần hướng dẫn xem trạng thái ắc quy thông qua các cảm biến đó được in trên nhãn của ắc quy. Ắc quy kín khí còn một đặc điểm cơ bản nữa là chúng không có các nút, núm để thoát khí của các ngăn trong bình.
MF – Maintenance Free (ắc quy miễn bảo dưỡng hay còn gọi ắc quy kín khí)

So sánh ắc quy khô & ắc quy nước
Hiện tại có hai loại ắc quy thông dụng là: ắc quy nước và ắc quy axít thiết kế theo kiểu kín khí, hay còn gọi là “ắc quy khô” nhưng thực ra thì dùng từ này là không chính xác. Bởi vì ắc quy khô là loại ắc quy không dùng điện dịch dạng lỏng.
Sự khác nhau giữa hai loại ắc quy được thể hiện trong bảng sau:
Tiêu chí | Ắc quy nước | Ắc quy khô |
Giá thành | Rẻ hơn so với loại ắc quy kín khí bởi chế tạo đơn giản hơn | Đắt hơn so với ắc quy thông thường, nhiều hãng phải nhập nước ngoài. |
Cách phân biệt | Có các nút ở các ngăn bình (dùng để bổ sung nước cất sau quá trình sử dụng), nếu ắc quy 12V thì sẽ có 6 nút này. | Không có nút ở các ngăn bình, thường ghi rõ ắc quy không cần bảo dưỡng ở vỏ bình hoặc tài liệu kèm theo. |
Trạng thái phóng điện | Tương đương nhau | Tương đương nhau, nhưng sau khi phát dòng điện lớn thì ắc quy kín khí thường phục hồi điện áp nhanh hơn, tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến hoạt động của kích điện. |
Trạng thái khi nạp điện và dòng nạp cho phép | Khi nạp có thể phát ra khí cháy hoặc khí có mùi khói chịu. – Dòng điện nạp lớn nhất chỉ nên bằng 0,1 lần trị số dung lượng ắc quy (Ví dụ loại 100Ah chỉ nên nạp với dòng cao nhất là 10A) | Khi nạp ắc quy không phát sinh khí ra môi trường bên ngoài nên không có mùi. – Dòng điện nạp có thể lên tới 0,25 lần trị số dung lượng ắc quy (ví dụ loại 100 Ah có thể nạp với dòng lớn nhất là 25A) |
Chế độ bảo dưỡng | Nếu mức điện dịch từng ngăn ở ắc quy thấp hơn quy định thì phải bổ sung. – Định kỳ phải nạp điện bổ sung cho ắc quy. Chu kỳ nạp định kỳ khoảng 3 tháng/lần nếu không nối với thiết bị tiêu thụ điện. | Không phải bổ sung điện dịch trong quá trình sử dụng. – Phải nạp điện định kỳ trong thời gian không sử dụng, nhưng chu kỳ nạp định kỳ dài hơn so với loại ắc quy axít thông thường. |
Tuổi thọ | Tuổi thọ thấp hơn so với loại ắc quy kín khí. | Thường có tuổi thọ cao hơn so với ắc quy loại hở thông thường. |
Kết luận
Như ta thấy bảng trên bình khô ưu việt hơn. Nếu tình hình tài chính cho phép thì bạn nên chọn loại ắc quy khô.
Nếu sử dụng loại ắc quy axít thông thường thì cần lưu ý đến điều chỉnh dòng nạp.
Đặc biệt lưu ý không gây phát sinh tia lửa gần ắc quy khi nạp. Bởi chúng dễ gây cháy nổ hơn loại kín khí. Vì quá trình sạc xảy ra điện phân nước để tạo ra hai chất khí dễ cháy nổ là Hidro và Oxy.
Ắc quy khô 100% là như thế nào Ad ?